Lịch sử Bạch_Long_Vĩ_(bán_đảo)

Biên giới phía đông bắc Việt Nam với Trung Quốc qua các thời kỳ phong kiến và hiện đại. Các vùng lãnh thổ đông bắc Việt Nam mất về Trung Quốc.Bản đồ thể hiện phần phía cực đông trên đất liền của: Biên giới Đại Việt (Việt Nam) - Trung Hoa trước năm 1540, Biên giới Đại Nam (Việt Nam) - Đại Thanh (Trung Quốc) trước năm 1887 và Biên giới Việt Nam - Trung Quốc ngày nay. Các vùng lãnh thổ đông bắc Việt Nam mất về Trung Quốc thời nhà Mạc (1540) và thời Pháp thuộc (1887).Bán đảo Bạch Long Vĩ thuộc lãnh thổ nước An Nam in trong bản đồ Bắc Kỳ năm 1883.Biên giới Việt-Hoa trên bản đồ của Quân đội viễn chinh Pháp in năm 1885 vẫn ghi nhận biên giới là dòng An Nam Giang (Ngan Nan Kiang) và mũi Bạch Long Vĩ thuộc triều đình nhà NguyễnCông ước Pháp Thanh 1887 cắt cho nhà Thanh mũi Bạch Long hay mũi Bạch Long Vĩ (Paklung) thuộc xã An Lương, cùng các làng Mễ Sơn (米山, Mi-shan), Vạn Vĩ (澫尾 hay 萬尾, Van-mie), Mi Sơn tổng Hà Môn phủ Hải Ninh trên bản đồ năm 1888. Biên giới Việt-Hoa chuyển xuống phía nam, tới cửa sông Bắc Luân (sông Ka Long) ở Hải Ninh (Móng Cái).Các phần đất Việt Nam thuộc tỉnh Quảng Yên (Quảng Ninh) bị mất về Trung Quốc sau các công ước Pháp-Thanh 1887 và 1995, là các xãː Bắc Nham, Hoàng Mộng, Tuy Lai, Nật Sơn, Thượng Lại, Cổ Hoằng và Vụ Khê thuộc tổng Bát Trang cùng với các xã Kiến Duyên, Đồng Tông thuộc tổng Kiến Duyên phủ Hải Ninh. Mũi Bạch Long hay mũi Bạch Long Vĩ (Paklung) thuộc xã An Lương, cùng các làng Mễ Sơn (米山, Mi-shan), Vạn Vĩ (澫尾 hay 萬尾, Van-mie), Mi Sơn tổng Hà Môn phủ Hải Ninh trên các bản đồ sau năm 1887 đã bị cắt cho Trung Quốc.

Theo Đại Việt địa dư toàn biên của Nguyễn Văn Siêu thìː Thời Việt Nam bị nhà Minh đô hộ (1407-1427) vùng từ bán đảo Bạch Long Vĩ kéo đến Đông Hưng là đất 6 động thuộc trại (sau là đô) Như Tích là các động Như Tích, An Cát (hay Liêu Cát), Chiêm Lăng, Tư Lẫm, Cổ Sâm, Thời La (hay La Phù). Năm 1427 (triều Minh Tuyên Tông), Lê Lợi kháng chiến thắng lợi. Tù trưởng các độngː Tư Lẫm, Thời La (La Phù), An Cát, và Cổ Sâm phản Minh theo về quy phục Đại Viêt. Năm 1540 niên hiệu Minh Gia Tĩnh thứ 19, Mạc Đăng Dung trả lại cho nhà Minh 4 động đã lấn năm 1427. Nhưng năm 1542, hoạch định lại bờ cõi Đại Việt còn lại 2 động Chiêm Lãng, Thời La (La Phù). Như vậy 4 động nhà Mạc trả nhà Minh làː Như Tích, Tư Lẫm, An Cát, Cổ Sâm. Đất đai các động Tư Lẫm, Như Tích, An Cát, Cổ Sâm nay là khoảng các hương, trấnː Đông Hưng (trấn), Mã Lộ (马路镇), Na Thoa (那梭镇), Hoa Thạch (华石镇), và Mao Lĩnh (茅岭乡) của thành phố Phòng Thành Cảng (Mao Lĩnh là vùng đất quanh núi Phân Mao, nơi từng được cho là địa điểm dựng cột đồng Mã Viện). Nguyễn Văn Siêu dẫn sách Dư địa thắng ký của Trung Hoa cho biếtː Trại Như Tích cách Khâm Châu 160 dặm[11] về phía tây, cách châu Vĩnh An thuộc Giao Chỉ 20 dặm[12], trên núi Đại Sơn hiểm trở, xưa từng đặt đồn để cai quản 7 động thuộc trại[13]. Theo đó thì lỵ sở của đô Như Tích ở khoảng nay là giữa các hương trấn Mã Lộ của huyện Đông Hưng và Na Thoa của quận Phòng Thành thuộc Phòng Thành Cảng. Trong bài "Sách lược ngoại giao của nhà Mạc" (Tạp chí Cửa biển, số 75/2004), tác giả Ngô Đăng Lợi đã trích dẫn sách "Khâm Châu chí" của Trung Quốc cho rằng: "Bảy động Chiêm Lăng, Thì La, Tư Lặc, Liêu Cát, Cổ Sâm, Tư Lẫm, La Phù (tức là những xứ đất dọc biên giới Việt –Trung mà nhà Minh đòi nhà Mạc phải trả lại) nguyên là đất quận Thì La, Chiêm Lăng, Như Tích đời Tuyên Đức nhà Minh, bọn Hoàng Kim Quảng, trưởng động Tư Lẫm làm phản chiếm cứ Tư Lẫm, La Phù, Cổ Sâm, Liêu Cát, nhân đó uy hiếp cả động Tư Lặc cùng tuần ty kênh Phật Đào gồm 9 thôn, đăng dài hơn 200 dặm[14] phụ về nước An Nam…". Vùng bán đảo Bạch Long Vĩ tới Giang Bình của Đông Hưng thuộc phạm vi đất đai 2 động Chiêm Lãng, Thời La (La Phù), nay là khoảng các hương trấn Giang Sơn (江山乡) và Giang Bình (江平镇) thành phố Phòng Thành Cảng, vào đầu thế kỷ XV còn hoang vắng hầu như không có dân cư, sau đó người Việt từ Đồ Sơn Hải Phòng đến Trà Cổ Quảng Ninh Việt Nam di cư tới sinh sống, hình thành nên cộng đồng Kinh tộc ở đây. Theo tài liệu bằng chữ Nôm mà người Kinh còn lưu giữ trong một ngôi đình của họ, tổ tiên của Việt tộc tam đảo đã từ vùng Ðồ Sơn (ngày nay thuộc Hải Phòng, Việt Nam) đến vùng đất tam đảo này vào năm Hồng Thuận thứ ba (Hồng Thuận tam niên) thời nhà Lê sơ (1511) với khoảng hơn 100 người trong số 12 dòng họ khác nhau[15].

Các làng xã cổ người Việt từ cuối thế kỷ XIX trở về trước trên vùng địa đầu Bạch Long Vĩ này (tức là vùng các hươngtrấn Giang Sơn, Giang Bình của Trung Quốc ngày nay) có thể là các làng xã sauː

  • Tại bán đảo Bạch Long Vĩ có xã An Lương, xã Minh Quý, làng Vạn Công,... xưa thuộc các tổng Vạn Ninh, Hà Môn châu Vạn Ninh phủ Hải Ninh tỉnh Quảng Yên Việt Nam, nay thuộc địa bàn Giang Sơn.
  • Trên vùng Tam Đảo (đối diện mũi Bạch Long Vĩ qua phía tây vịnh Vạn Xuân), là các làng xã thuộc tổng Hà Môn châu Vạn Ninhː Vạn Vĩ, Mễ Sơn, Mi Sơn, xã Phú Yên,... Trên bờ bắc vịnh Vạn Xuân có thể là xã Đông Giang, Trường Bình (Trường Sơn), Sơn Tâm thuộc tổng Hà Môn châu Vạn Ninh phủ Hải Ninh tỉnh Quảng Yên. Vùng này nay là địa bàn thị trấn Giang Bình huyện Đông Hưng thành phố Phòng Thành Cảng.